Xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu nano TiO2

(Hóa học ngày nay-H2N2)-Viện Công nghệ môi trường và Viện Vật lý ứng dụng thiết bị khoa học đã phối hợp nghiên cứu thành công việc dùng vật liệu nano TiO2 để xử lý ô nhiễm không khí.

Sơ đồ xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu nano TiO2

Việc ứng dụng hiệu ứng quang xúc tác của nano TiO2 để phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí được coi là giải pháp quan trọng giúp làm sạch môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp lọc bằng chất hấp phụ truyền thống; chi phí đầu tư và vận hành thấp (chỉ cần ánh sáng mặt trời, oxy và độ ẩm trong không khí); quá trình oxy hóa được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường; hầu hết các chất độc hữu cơ đều có thể bị oxi hóa thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và nước.

Nano TiO2 – Loại vật liệu cần quan tâm

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công một số sản phẩm khoa học sử dụng vật liệu nano TiO2 để làm giảm thiểu các chất thải độc hại phân tán trong môi trường, đặc biệt là diệt vi khuẩn, nấm mốc trong phòng bệnh, nhà ở, khử mùi hôi trong văn phòng…
Đây là đề tài “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh” do TS Nguyễn Thị Huệ, Viện Công nghệ môi trường làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện trong hai năm (2009-2010) với sự phối hợp nghiên cứu giữa Viện Công nghệ môi trường và Viện Vật lý ứng dụng thiết bị khoa học.
TiO2 là chất bột mầu trắng, rất bền, không độc, rẻ tiền, được sử dụng hàng trăm năm nay trong vật liệu xây dựng, làm chất độn màu (pigment) cho sơn, trong công nghệ hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm.

Sơ đồ xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu nano TiO2

Sơ đồ xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu nano TiO2
Việc ứng dụng hiệu ứng quang xúc tác của nano TiO2 để phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí được coi là giải pháp quan trọng giúp làm sạch môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp lọc bằng chất hấp phụ truyền thống; chi phí đầu tư và vận hành thấp (chỉ cần ánh sáng mặt trời, oxy và độ ẩm trong không khí); quá trình oxy hóa được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường; hầu hết các chất độc hữu cơ đều có thể bị oxi hóa thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.873.866

Contact Me on Zalo